Đề thi chính thức môn Ngữ Văn vào lớp 10
Sáng nay (7/6), 95.000 thí sinh tại Hà Nội đã chính thức bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2018 – 2019 với môn thi đầu tiên là Ngữ Văn trong thời gian làm bài là 120 phút.
8 giờ sáng ngày 7.6, các thí sinh sẽ bắt đầu làm bài thi môn Ngữ văn và 14 giờ 30 cùng ngày sẽ làm bài thi Toán. Điểm xét tuyển được tính bằng: điểm THCS (kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở cấp THCS) + điểm thi hai môn Ngữ văn, Toán (hệ số 2) + điểm cộng thêm.
Đề thi chính thức môn Ngữ văn vào lớp 10 được cập nhật chính thức tại đây:
Phần I:
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc trăng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.
1. Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy?
2. Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng”.
Biện pháp tu từ nói quá cùng hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu này có tác dụng gì?
3. Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng.
4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người lao động ở khổ thơ dưới đây, trong đó có sử dụng phép lặp để liên kết và câu có thành phần phụ chú (gạch chân từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chú).
“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”.
Trích Ngữ văn 9 tập 1.
Phần II:
Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Du):
“Phan nói:
- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử có gai rợp mắt, nương tử dù không nghĩ đến nhưng tiên nhân của nương tử còn mong đợi thì sao?”
Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi để mang tiếng xấu xa. Và chăng ngựa hồ Gươm gió bấc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”.
(Trích Ngữ văn 9 tập 1)
1. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Từ “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?
2. Vì sao khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt khóc” và quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày”.
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống mỗi chúng ta?
1. Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy?
2. Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng”.
Biện pháp tu từ nói quá cùng hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu này có tác dụng gì?
3. Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng.
4. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người lao động ở khổ thơ dưới đây, trong đó có sử dụng phép lặp để liên kết và câu có thành phần phụ chú (gạch chân từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chú).
“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”.
Trích Ngữ văn 9 tập 1.
Phần II:
Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Du):
“Phan nói:
- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử có gai rợp mắt, nương tử dù không nghĩ đến nhưng tiên nhân của nương tử còn mong đợi thì sao?”
Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:
- Có lẽ không thể gửi hình ẩn bóng ở đây được mãi để mang tiếng xấu xa. Và chăng ngựa hồ Gươm gió bấc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày”.
(Trích Ngữ văn 9 tập 1)
1. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào? Từ “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?
2. Vì sao khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt khóc” và quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày”.
3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống mỗi chúng ta?
Ban Truyền thông tổng hợp
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC:
- Kế hoạch tiếp nhận học sinh chuyển trường và học lại năm học 2024 - 2025
- 'Sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024' - Chương trình tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối 12
- Vinh danh 81 học sinh Tạ Quang Bửu đại giải HSG cấp cụm Hoàn Kiếm - Hai Bà Trưng năm học 2023-2024
- TechTalk số 3: Nhà Khởi nghiệp TQBers chinh phục mọi khách hàng!
- Hệ Toán - Tin tham gia seminar tại C-Tech Lab, Đại học Bách khoa Hà Nội
- Tạ Quang Bửu giành loạt huy chương tại đấu trường ITMC 2024
- TQBER CHINH PHỤC GIẤC MƠ TUYỂN THỦ BÓNG CHÀY
- Chúc mừng các em học sinh khối 12 - Khóa 7 - 100% thi đỗ tốt nghiệp THPT năm 2022
Tin nổi bật
Hợp tác, trao đổi giáo dục quốc tế cùng Trường Đại học Regina, Canada
Tuần qua, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu vinh dự tiếp đón đoàn đại biểu đến từ Trường Đại học Regina, Canada trong...
Thông báo kế hoạch nghỉ ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu thông báo tới Quý phụ huynh, học sinh kế hoạch...
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/2024
Năm 2024 đánh dấu mốc son quan trọng cho Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ...
138 triệu đồng cùng Tạ Quang Bửu chung tay ủng hộ đồng bào chịu bão lũ
Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu trực tiếp trao gửi 138 triệu đồng qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tới bà con vùng lũ.
Tạ Quang Bửu trở thành Microsoft Showcase School năm thứ ba liên tiếp!
Năm học 2024-2025, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu tiếp tục được công nhận là Microsoft Showcase School với nhiều...