Ngày hội STEM 2017 – Hành tinh tương lai
Ngày hội STEM là một sáng kiến của Tạp chí Tia Sáng và cộng đồng giáo dục STEM dưới sự bảo trợ của Bộ KH&CN, có mục đích nhằm phổ biến và nâng cao nhận thức xã hội về giáo dục STEM, một mô hình giáo dục hiện đại đã được triển khai tại các nước Âu, Mỹ. Ngày hội STEM lần đầu tiên đã được tổ chức năm 2015.
1. Giới thiệu
Ngày hội KH&CN (STEM) là cơ hội tốt để các nhà quản lý KH&CN, giáo dục – đào tạo, nhà trường, giáo viên tiếp cận phương pháp dạy và học tiên tiến, học qua hành hướng tới từng học sinh. Đặc biệt, đây là hoạt động rất bổ ích hỗ trợ cho học sinh, giáo viên và phụ huynh trong phương thức đào tạo, giáo dục trang bị kiến thức và kỹ năng sống để học sinh có thể phát triển ý tưởng sáng tạo và hướng nghiệp ngay từ tuổi học trò. Trong ngày hội, học sinh sẽ được trải nghiệm những thí nghiệm khoa học, mô hình toán học, mô hình robot, trải nghiệm thiết kế và chế tạo…
2. Đối tượng, thời gian, địa điểm
Đối tượng tham gia
- Học sinh từ 8 đến 18 tuổi đến từ khu vực phía Bắc
- Cha mẹ học sinh
- Giáo viên phổ thông và nhà quản lý giáo dục
- Nhà khoa học
- Cơ quan truyền thông
Thời gian: Ngày 14 tháng 5 năm 2017
Địa điểm: Trường đại học Khoa học và công nghệ Hà Nội (USTH), bên trong Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam
3.Chủ đề ngày hội
Nội dung chương trình của Ngày hội hướng đến chủ đề năng lượng xanh và phát triển bền vững, hiện nay có gợi ý chủ đề là “Future planet – Hành tinh tương lai”
4.Các đơn vị tham gia
Đơn vị tổ chức: Báo Tia Sáng
Đơn vị tham gia nội dung: Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH), Học viện Sáng tạo S3, Học viện STEM, Kidscode, PoMath
Các đơn vị tham gia trưng bày và trải nghiệm về giáo dục STEM: Công ty Cổ phần Văn hóa giáo dục Long Minh, Trường THPT Trưng Vương, Trường liên cấp quốc tế Olympia, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu, Câu lạc bộ thiên văn Hà Nội, Trung tâm vệ tinh quốc gia, UMI Academy Điểm neo.
5.Thành phần Ban tổ chức
Trưởng ban: TS. Đặng Văn Sơn (Học viện Sáng tạo S3)
Phó ban: TS. Phạm Trần Lê (TBT Báo Tia Sáng), PGS. TS. Đinh Thị Mai Thanh (Phó hiệu trưởng trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội)
Thành viên: KS Đỗ Hoàng Sơn (GĐ. Công ty Cổ phần Văn hóa giáo dục Long Minh), Ông Nguyễn Thế Trung (TGĐ công ty DTT)
6. Format chương trình
Labtour: Học sinh được đi thăm tất cả các phòng thí nghiệm của USTH và thực hiện một số thí nghiệm nhỏ tại phòng thí nghiệm. (Dành cho học sinh khối THPT)
Lớp học STEM: Học sinh được trải nghiệm 1 tiết học định hướng STEM do các trung tâm giáo dục STEM tổ chức, giáo viên có thể quan sát và học hỏi. (Học sinh TH và THCS)
Trải nghiệm STEM: Học sinh được trải nghiệm một số hoạt động STEM liên quan đến thiết kế chế tạo hay robotics, lập trình, đề xuất các giải pháp cho các vấn đề thực tế của cuộc sống. Các trường tham gia trưng bày sản phẩm của CLB STEM của trường mình sẽ giới thiệu và tổ chức các hoạt động trải nghiệm của trường mình.
Bài giảng đại chúng: Các nhà khoa học sẽ nói chuyện với công chúng về các vấn đề khoa học đang được họ nghiên cứu như: Kháng thuốc kháng sinh, cúm gia cầm, công nghệ Nano, Năng lượng tái tạo…
Hội thảo cho giáo viên và cha mẹ học sinh: Hội thảo do các nhà giáo dục của các trung tâm giáo dục STEM chủ trì, đưa ra một số gợi ý cũng như hướng dẫn bố mẹ đến với giáo dục STEM
Hội thảo hướng dẫn giáo viên thực hiện các bài dạy định hướng STEM
7. Nội dung các hoạt động và địa điểm các hoạt động
7.1. Nội dung của các trường tham gia
Sách Long Minh:
Đọc sách, tập làm index, làm đồ tái chế
Trường Olympia:
Trưng bày: cần cẩu thủy lực, hệ thống an ninh quang học, dự án nghiên cứu khoa học (2 poster + laptop chiếu video)
Trải nghiệm: giải mật mã, makey makey (chơi nhạc cụ với trái cây), xếp gỗ
Trường Tạ Quang Bửu:
Sản phẩm dụng cụ học tập các môn học: Sử, Địa, Sinh, Lý, Hóa…
Sản phẩm môn Khám phá Khoa học của khối THCS
Làm xe bóng bay, làm con rối, làm thí nghiệm vui
Trường Trưng Vương
Máy lau bảng tự động
Động cơ ô tô sử dụng năng lượng mặt trời
Máy in 3D
Tàu thủy lọc nước
Thí nghiệm: Vòi rồng, Đĩa nhựa bay, Ly nâng cốc, Bong bóng xà phòng khổng lồ, Pháo dây cháy trong cốc nước
Hội thiên văn Hà Nội
Kính thiên văn;
Ống nhòm;
Sách thiên văn;
Các mô hình hệ mặt trời, mô hình trò chơi, đèn hệ mặt trời
Và một số vật phẩm khoa học thiên văn khác.
UMI Academy
Triển lãm các sản phẩm của các nhóm tham gia thi Young Maker Challenge
Trải nghiệm làm Robotics cho các bạn nhỏ
Trung tâm vệ tinh quốc gia
Trưng bày các sản phẩm về khoa học vũ trụ
Phòng giáo dục Hạ Long
Trưng bày các sản phẩm của học sinh đã làm tại các CLB STEM của các trường trong Thành phố Hạ Long.
7.2. Khu vực tầng 3 – 400 m2 và các lớp học tại tầng khác
Khu vực này dành cho các đơn vị của liên minh STEM bao gồm: S3, PoMath, Học viện STEM, Kidscode.
Yêu cầu: Khu vực này cần có khung chia thành các lớp học, mỗi lớp có sức chứa khoảng 20 học sinh (6 x 6 m), có bàn ghế.
Tổng số lớp học khu vực này là 6 lớp và 2 lớp trải nghiệm tự do, trong đó S3 có 3 lớp đăng kí trước, PoMath 3 lớp đăng kí trước, Kidscode và HV STEM mỗi đơn vị 1 lớp trải nghiệm robot. Ngoài ra thì Kidscode và HV STEM mỗi đơn vị còn 2 lớp học trong các giảng đường của các tầng khác
Lớp học của S3:
- Lớp số 1: (HS Tiểu học) năng lượng điện và cách tạo ra điện từ một số thức ăn, các trò chơi với điện
- Lớp số 2: (HS THCS) Năng lượng mặt trời, lắp mô hình xe ô tô mặt trời
- Lớp số 3: (HS THCS) Mạch điện thông minh
Lớp học PoMath:
- Lớp số 1: (TH) Trải nghiệm Tamgram
- Lớp số 2: (TH) Trải nghiệm Kapla
- Lớp số 3: (THCS) Tessellation
Trải nghiệm của Kidscode: (Tiểu học và THCS)
- Trình diễn một số loại robot: dò đường, đá bóng, nhện, xe mô tô. (Tầng 3)
- Lớp học lập trình: (Phòng giảng đường 60 m2)
Trải nghiệm của HV STEM
- Trình diễn robot: Robot xếp rubic (Tầng 3)
- Lớp học lập trình: (Khu vực giảng đường 60 m2)
Khu vực phòng thí nghiệm tầng 5, 6 và 7: Là các khu vực PTN dành cho học sinh khối THPT tham quan
Trong hội trường tầng 9:
- Các hoạt động giành cho khối THPT
- Tương tác với người máy thông minh NAO
- Tìm hiểu và lái thử xe thám hiểm sao Hỏa- Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Thiết kế Kỹ thuật Việt Nam năm 2016
- 1-2 thí nghiệm Vật lý, Hóa học, Sinh học ( thí nghiệm mang tính biểu diễn, tương tác)
- Thử sức giải đáp kiến thức liên quan đến năng lượng tái tạo, phát triển bền vững bằng Tiếng Anh và nhận quà từ USTH
- Thăm phòng thí nghiệm
- Giải đáp thắc mắc về tuyển sinh
Khu vực bên ngoài hội trường: 2 đơn vị là Kidscode và USTH trong đó:
Kidscode: Trưng bày ở sảnh các thiết bị tự động hóa, máy in 3D, Máy vẽ, Laser CNC
USTH: Các khoa của USTH trưng bày các thông tin về khoa và tư vấn tuyển sinh
Khu vực bài giảng đại chúng và thảo luận (Giảng đường 80 m2 và phòng học 40 m2)
Cho giáo viên: Ý tưởng xây dựng chủ đề tích hợp STEM cho khối THCS và Kinh nghiệm hoạt động CLB STEM tại 8 trường trên địa bàn Hà Nội.
Cho các nhà quản lý giáo dục: Giáo dục STEM trong trường học – Khó khăn và thuận lợi (Trình bày của một số lãnh đạo trường đang có hoạt động STEM trong trường)
Cho mọi đối tượng: Bài giảng đại chúng về các chủ đề:
+ ) Công nghệ Nano trong cuộc sống (TS. Trần Đình Phong, trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội)
+) Khoa học dinh dưỡng và vấn đề béo phì (TS. Lê Đoàn Thanh Lâm, ĐH Bách khoa Hà Nội)
8. Cách đăng kí ca học
- Phụ huynh và giáo viên được khuyến khích đăng kí chương trình tại trang web: ngayhoistem.com
- Ưu tiên đăng kí theo trường/nhóm
- Ưu tiên đăng kí trực tiếp với BTC
- Giới hạn đối tượng đăng kí tự do
- Mở cửa tầng 2 cho mọi đối tượng và tầng hội thảo
9. Sơ đồ bố trí tầng 2 và 3
Tầng 2 bao gồm các đơn vị sau đây: Long Minh, Trường Olympia, Trường Tạ Quang Bửu, Trường Trưng Vương, Phòng giáo dục Hạ Long, Trung tâm vệ tinh Quốc gia, Hội thiên văn nghiệp dư Hà Nội, UMI Academy, sơ đồ vị trí của các đơn vị xem hình 1.
Tầng 3: Các lớp học STEM mẫu, học sinh phải đăng kí trước các lớp học gồm:
Lớp học của S3:
- Lớp số 1: (HS Tiểu học) năng lượng điện và cách tạo ra điện từ một số thức ăn, các trò chơi với điện
- Lớp số 2: (HS THCS) Năng lượng mặt trời, lắp mô hình xe ô tô mặt trời
- Lớp số 3: (HS THCS) Mạch điện thông minh
Lớp học PoMath:
- Lớp số 1: (TH) Trải nghiệm Tamgram
- Lớp số 2: (TH) Trải nghiệm Kapla
- Lớp số 3: (THCS) Tessellation
Trải nghiệm của Kidscode: (Tiểu học và THCS)
- Trình diễn một số loại robot: dò đường, đá bóng, nhện, xe mô tô. (Tầng 3)
Trải nghiệm của HV STEM
- Trình diễn robot: Robot xếp rubic (Tầng 3)
Hình 1: Sơ đồ bố trí khu trải nghiệm tự do tầng 2
Hình 2: Sơ đồ bố trí lớp học tầng 3
Cộng đông giáo dục STEM
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC:
- Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu đạt Danh hiệu Trường học điển hình Microsoft 2022-2023 (Microsoft Showcase school)
- Chuyển đổi số trong giáo dục – và những thành tựu của giáo viên và học sinh trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu trong công nghệ chuyển đổi số
- Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu tham dự Diễn đàn giáo dục toàn cầu - Education exchange 2022
- Khóa học trí tuệ nhân tạo IMAGINE CUP JUNIOR (ICJ) của MICROSOFT
- Chuyên gia giáo dục sáng tạo Microsoft - MIE EXPERTS
- Minecraft - “Hour of code 2021 – Giờ lập trình 2021”
- Tập huấn giáo viên buổi 2: Hour of code 2021 – Giờ lập trình “Timecraft”
- Triển khai dự án Thử thách Minecraft với giờ lập trình 2021
Tin nổi bật
Hợp tác, trao đổi giáo dục quốc tế cùng Trường Đại học Regina, Canada
Tuần qua, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu vinh dự tiếp đón đoàn đại biểu đến từ Trường Đại học Regina, Canada trong...
Thông báo kế hoạch nghỉ ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu thông báo tới Quý phụ huynh, học sinh kế hoạch...
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/2024
Năm 2024 đánh dấu mốc son quan trọng cho Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ...
138 triệu đồng cùng Tạ Quang Bửu chung tay ủng hộ đồng bào chịu bão lũ
Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu trực tiếp trao gửi 138 triệu đồng qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tới bà con vùng lũ.
Tạ Quang Bửu trở thành Microsoft Showcase School năm thứ ba liên tiếp!
Năm học 2024-2025, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu tiếp tục được công nhận là Microsoft Showcase School với nhiều...