Học Vật lí cùng những chiếc ròng rọc do tự tay TQBers 6A thiết kế

Ngày đăng: 24/01/2019 - 11:17

Những gương mặt chăm chú, những ánh mắt nhìn không chớp mắt, "soi" thật kĩ từng trạng thái chuyển động của mỗi chiếc ròng rọc, team TQBers 6A đã có một giờ học vật lý về bài "Ròng rọc" thật thú vị và bổ ích.

Bằng phương pháp trực quan hóa, tiết học Vật lý về ròng rọc thật sinh động
 
Tại Hy Lạp cỗ đại những ròng rọc được dùng thường là để nâng và di chuyển các xà ngang lớn trong chế tạo tàu thuỷ. Nhà bác học nổi tiếng Archimède (Ác-si-mét) đã khám phá ra cách sử dụng cùng một lúc với nhiều ròng rọc để có thể nâng được một vật cực kỳ nặng lên. Và để tìm hiểu cấu tạo, phân loại, công dụng của ròng rọc, thay vì nghiên cứu thí nghiệm trong SGK thì các bạn ấy được thực hành với chính chiếc ròng rọc do chính tay mình làm.
 
Vật lí là một môn học có nhiều ứng dụng trong thực tế và rất gần gũi với các bạn học sinh. Để tiết học trở nên thực tế, thú vị hơn, không khô khan, nhiều lí thuyết thì những hoạt động về thực làm rất cần thiết cho học sinh. Chính vì vậy mà các bạn học sinh, theo từng nhóm đã được tự tay thiết kế chiếc ròng rọc để phục vụ cho bài học này.
 
Mỗi TQBers không giấu khỏi niềm hứng khởi, hào hứng trước một tiết học quá nhiều hoạt động thú vị:
  • Tự tay thiết kế 1 chiếc ròng rọc động hoặc cố định từ các nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm: nắp chai, dây kéo, băng keo, que gỗ,..
Những chiếc ròng rọc cho tự tay chúng mình làm
 
Ai nấy đều rất chăm chú, cẩn thận và tỉ mỉ với chiếc ròng rọc của nhóm mình
 
 
 
 
Mỗi thành viên trong nhóm đều cố gắng hoàn thành chi tiết của mình
 
Qúa trình làm ròng rọc như vậy không chỉ khiến cho các bạn học sinh hiểu sâu hơn về câu tạo của một chiếc ròng rọc đơn giản: ròng rọc động và cố định mà qua đó, giúp TQBers hoàn thiên hơn về nhiều kỹ năng khác: làm việc nhóm, khả năng sáng tạo, sự khéo léo, tỉ mỉ,...
  • Cùng hoạt động nhóm làm các thí nghiệm
Sau khi thiết kế xong ròng rọc, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, các bạn học sinh đã tiến hành các thí nghiệm để tìm hiểu về công dụng, chức năng, vai trò và ứng dụng của ròng rọc cũng như hiểu được ở các trường hợp nào thì nên dùng ròng rọc nào sao cho phù hợp nhất!
 
 
 
 
 
Tiết học cứ thế trôi qua rất nhanh chóng trong niềm hào hứng mà còn giúp học sinh hình thành:
  • Năng lực tìm tòi, khám phá các thuộc tính của sự vật, hiện tượng vật lý
  • Biết đọc, ghi số liệu từ các thí nghiệm
  • ️Tự đưa ra đánh giá, nhận xét, tổng kết cho một vấn đề
  • ️Cách phân chia công việc khi tham gia hoạt động Teamwork
Chúng mình đã cùng nhau trải qua một giờ học vật lí thật nghiêm túc, bổ ích và có quá nhiều hoạt động ý nghĩa.
Ban Truyền thông

Tin nổi bật

Mở cổng đăng ký nhập học vào Lớp 10 đợt 1 năm học 2024-2025

Học sinh trúng tuyển vào lớp 10 Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu trong ĐỢT 1 năm học 2024 - 2025 đã có thể đăng ký...

THÔNG BÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỆ TIÊN TIẾN LỚP 10 ĐỢT 1 NĂM HỌC 2024 -...

Hội đồng Tuyển sinh Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu chính thức thông báo kết quả Đợt 1 khảo sát ĐGNL hệ tiên tiến...

Mở cổng đăng ký nhập học vào Lớp 6 đợt 1 năm học 2024-2025

Học sinh trúng tuyển vào lớp 6 Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu trong ĐỢT 1 năm học 2024 - 2025 đã có thể đăng ký...

Thông báo kết quả Kỳ Đánh giá năng lực lớp 6 đợt 1 năm học 2024 - 2025 -...

Hội đồng Tuyển sinh Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu chính thức thông báo kết quả kiểm tra ĐGNL đợt 1 vào lớp 6 năm...

Tra cứu thông tin dự Khảo sát Đánh giá năng lực hệ tiên tiến đợt 1 năm học...

Thí sinh tham dự Kỳ khảo sát Đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 của hệ tiên tiến ngày 7/4/2024 đã có thể tra cứu số báo...

Our Facebook Page

Đại học Bách khoa Hà Nội Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Công nghệ Bách khoa Hà Nội