Hóa học thật "cool" theo cách của TQB

Ngày đăng: 09/02/2018 - 08:11

Hóa học vốn vẫn là một trong những môn học "hack não" với không ít các bạn học sinh. Tuy nhiên, vượt qua thử thách đó một cách sáng tạo và thật "cool" theo cách mà các TQBers đang được trải nghiệm, khiến hóa học cũng trở nên hấp dẫn, đơn giản vô cùng.

 
Giờ học về cấu trúc phân tử của lớp 10A1 vẫn diễn ra như mọi ngày. Song thay vì giảng dạy lý thuyết khô khan, trừu tượng và khó hiểu, cô giáo Lê Vân Anh đã yêu cầu học sinh dựng lại mô hình các phân tử, sau đó thuyết trình, giải thích về phân tử của nhóm mình.
 
Giờ thảo luận nhóm sôi nổi 
 
Nhờ phương pháp giáo dục trực quan, kết cấu của các phân tử K2O, SO3, NaCl, C2H2 được các TQBers mô phỏng lại bằng các nguyên liệu đơn giản như bóng nhựa, que tre, đất nặn,.... Để đảm bảo độ chính xác, các nhóm cũng phải đọc thêm, tìm thêm tài liệu tham khảo: "Để hoàn thiện được mô hình phân tử, nhóm em cũng phải phân công nhiệm vụ,  cùng phải tìm, đọc thêm tài liệu trên mạng, đo đúng góc và khoảng cách giữa các nguyên tố trong phân tử. Ngoài kiến thức hóa học, chúng em còn phải dùng cả kiến thức vật lý và toán học, giúp kết cấu phân tử vững chắc và chính xác." (Trần Quang Huy - Học sinh lớp 10A1).
 
Trình bày sáng tạo, đep mắt về phân tử K2O 
 
Bài học cũng sinh động hơn nhờ phần trình bày hóm hỉnh của từng nhóm. Không còn là nguyên tố khô khan, môn hóa học dường như trở thành "nghệ thuật" theo cách "chế biến" khéo léo của các TQBers.
 
Mô hình phân tử H2S
 
"Học hóa theo cách này em thấy hấp dẫn hơn cách học cũ. Mô hình các nhóm làm và trình bày cũng cụ thể, dễ hiểu và dễ nhớ hơn. Như giờ nhắc đến NH3, em nhớ luôn đến kết cấu bằng 4 quả táo tây; hay SO3 là nhớ đến mấy quả bóng nhựa to đùng." (Trần Minh Quân - Học sinh lớp 10A1).
Nhóm thuyết trình phân tử H2O
 
Nhóm thuyết trình phân tử K2O
 
Nhóm thuyết trình phân tử SO3
 
Là giáo viên đã có thời gian gắn bó với môn hóa học trong chương trình phổ thông, cô Lê Vân Anh tâm sự về sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy này: "Hóa học là môn khoa học thực nghiệm. Bên cạnh khả năng ghi nhớ, tổng hợp kiến thức, các con cũng cần có khả năng tưởng tượng, hình dung phản ứng, cấu trúc của phân tử để nắm vững các kiến thức cơ bản. Từ suy nghĩ này nên tôi đã mạnh dạn thay đổi phương pháp giảng dạy, tạo điều kiện hơn nữa cho các con tự tìm hiểu, chủ động và sáng tạo, tích lũy kiến thức cho mình. Mình chỉ đóng vai trò định hướng cho các con đi đúng hướng, tạo thêm sự hứng thú trong mỗi giờ học. "
 
Nhóm thuyết trinh phân tử NH3
 
Hy vọng với sự tâm huyết của các thầy cô, các TQBers sẽ có thêm những giờ trải nghiệm thú vị hơn trong hành trình tích lũy tri thức tương lai. 
Ban Truyền thông

Tin nổi bật

Hội thảo chuyên đề: Kỳ thi Đánh giá tư duy - Đại học Bách khoa Hà Nội và...

Chiều ngày 14/12, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu tổ chức Hội thảo chuyên đề về kỳ thi Đánh giá tư duy (TSA) của...

Hợp tác, trao đổi giáo dục quốc tế cùng Trường Đại học Regina, Canada

Tuần qua, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu vinh dự tiếp đón đoàn đại biểu đến từ Trường Đại học Regina, Canada trong...

Hội diễn văn học chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sân khấu hội diễn văn học Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 tại Tạ Quang Bửu gây “sốt” với nhiều tiết mục ấn...

Thông báo kế hoạch nghỉ ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu thông báo tới Quý phụ huynh, học sinh kế hoạch...

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/2024

Năm 2024 đánh dấu mốc son quan trọng cho Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ...

Our Facebook Page

Đại học Bách khoa Hà Nội Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Công nghệ Bách khoa Hà Nội