Tiết học Mỹ thuật sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực

Ngày đăng: 23/01/2018 - 09:21

Thực hiện chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy và học mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực và hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, ngay từ đầu năm học 2017 - 2018, trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu đã triển khai xây dựng và thực hiện ngay trong các tiết học mỹ thuật của các lớp khối THCS.

 
Thế nào là dạy học mỹ thuật theo định hướng phát triển năng lực?
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát triển năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Với mục tiêu nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng vận dụng tri thức trong tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống, phương pháp này đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Với phương pháp này, chất lượng "đầu ra" được coi là sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy và học. Nói cách khác, việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của học sinh. Theo đó, trong chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực có quy định rõ những kết quả "đầu ra" mong muốn của quá trình giáo dục. Những kết quả đó được mô tả chi tiết, và có thể quan sát, đánh giá được. Trên cơ sở đó, sẽ lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn.
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực khuyến khích học sinh tự tìm tòi, sáng tạo, khuyến khích sự phát triển của năng lực phát triển bản thân, tránh lối học thụ động. Thông qua đó, học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng chủ động tìm và giải quyết vấn đề.., từ đó mang lại cho học sinh hứng thú và trách nhiệm trong môn học. Vai trò của giáo viên trong chương trình này là người hướng dẫn, hỗ trợ cho học sinh trong các hoạt động. Học sinh là chủ thể trong mọi hoạt động. Dựa vào sự sáng tạo của học sinh trên mỗi sản phẩm, giáo viên sẽ vận dụng và hướng dẫn thêm cho học sinh phát huy thêm khả năng sáng tạo đó để có được tác phẩm hoàn thiện.
Trải nghiệm giờ học sáng tạo của học sinh THCS và THPT Tạ Quang Bửu
Nhằm tạo cơ hội để học sinh phát triển các năng lực cá nhân, năng lực biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ,..., trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu đã triển khai chương trình dạy học mỹ thuật theo định hướng mới. Theo đó, thay vì mỗi tiết học là một bài như trước đây, nay với phương pháp dạy mới, giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp theo chủ đề dựa trên nội dung các bài học, chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định giáo dục cấp THCS hiện hành. Nhà trường cũng khuyến khích giáo viên thiết kế các bài học riêng lẻ trong sách giáo khoa thành những bài học theo chủ đề, mỗi chủ đề có thể dạy từ 2 -  3 tiết, đồng thời cũng khuyến khích những hoạt động trải nghiệm sáng tạo phù hợp với nội dung học tập của học sinh.
Các chuyên đề mỹ thuật: Mĩ thuật VN thời kì đồ đá, đồ đồng;  Minh họa và trang trí bìa sách theo nhóm với chủ đề Thế giới cổ tích; Mô phỏng tác phẩm mĩ thuật thời Nguyễn và tạo hình 3D; Tạo hình 3D với chủ đề "Tạo hình căn phòng; ứng dụng chữ trang trí vào cuộc sống,... đã được giáo viên đưa vào thực hiện trong các tiết học Mỹ thuật, tạo cho học sinh tinh thần hào hứng, thích thú hơn với các môn học.
Là một trong những giáo viên tích cực tham gia chương trình, cô giáo Nguyễn Thị Nhung chia sẻ: "Cách học mới này giúp học sinh có những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển khả năng sáng tạo và biểu đạt của học sinh. Bên cạnh đó, các sản phẩm mỹ thuật được hoàn thành từ hoạt động làm việc nhóm, giúp học sinh khám phá thêm năng lực của mình, tạo niềm vui thích, sôi nổi hơn trong giờ học."
Cô cũng chia sẻ thêm: "Điều quan trọng để dạy học theo định hướng thành công là giáo viên phải biết lựa chọn hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp sử dụng chúng cho phù hợp. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung, vào hoàn cảnh, tiến trình giảng dạy môn học, vào đặc điểm và khả năng học tập của học sinh trong lớp học."
Cùng nhìn lại sản phẩm của các bạn học sinh trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu qua những giờ học mỹ thuật theo định hướng mới qua chùm ảnh dưới đây!
 
Bức họa mô phỏng các tác phẩm mỹ thuật thời Nguyễn của học sinh lớp 6A
 
Trang trí ngày Tết của lớp 6B
 
Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1954 - tác phẩm của lớp 7A
 
Tạo hinh căn phòng - sản phẩm của lớp 7A
Ban Truyền thông

Tin nổi bật

Hội thảo chuyên đề: Kỳ thi Đánh giá tư duy - Đại học Bách khoa Hà Nội và...

Chiều ngày 14/12, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu tổ chức Hội thảo chuyên đề về kỳ thi Đánh giá tư duy (TSA) của...

Hợp tác, trao đổi giáo dục quốc tế cùng Trường Đại học Regina, Canada

Tuần qua, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu vinh dự tiếp đón đoàn đại biểu đến từ Trường Đại học Regina, Canada trong...

Hội diễn văn học chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sân khấu hội diễn văn học Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 tại Tạ Quang Bửu gây “sốt” với nhiều tiết mục ấn...

Thông báo kế hoạch nghỉ ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu thông báo tới Quý phụ huynh, học sinh kế hoạch...

Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/2024

Năm 2024 đánh dấu mốc son quan trọng cho Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ...

Our Facebook Page

Đại học Bách khoa Hà Nội Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Công nghệ Bách khoa Hà Nội