Nét đẹp Việt Nam trong tôi
Thời cắp sách tới trường, chắc hẳn các bạn đều có những chuyến đi tham quan, dã ngoại với thầy cô và bạn bè. Trong những lần tham quan đó bạn đã học hỏi và biết thêm được những gì ? Không biết với các bạn thế nào? Riêng tôi, tôi đã học được nhiều thứ lắm.
Ngôi trường Tạ Quang Bửu của chúng tôi nằm trên đường Lê Thanh Nghị, được xây dựng nên với bao niềm tin và hi vọng. Nhà trường thường xuyên tổ chức cho chúng tôi tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa lí thú, trong đó có những buổi tham quan, dã ngoại để giúp chúng tôi có thêm hiểu biết về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước và con người Việt Nam. Và chuyến tham quan sau kì thi kiểm tra chất lượng giữa học kì II lần này, chúng tôi được đến Thành Cổ Loa và Làng gốm Bát Tràng.
Thầy và trò chụp ảnh lưu niệm trước đình Bát Tràng
Thành Cổ Loa được đa số mọi người biết tới qua “Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”. Theo như chuyện người xưa kể lại, thành được đắp nên nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng. Do địa thế ở gần sông nên ban đầu, vua cứ đắp tới đâu là cát lại cuốn trôi đi đến đó. Được Rùa Vàng hiến kế, nhà vua đã đắp đá làm trụ giữ, tạo nên thế vững chãi cho tòa thành. Thành được xây theo dạng xoắn ốc với độ dài vòng ngoài thành là 6,5km và vòng nhỏ bên trong là 3,5km và được bảo vệ rất nghiêm ngặt. Gần thành có một bức tượng không đầu và một cái giếng ngọc. 8h30 sáng, chúng tôi đặt chân tới Thành Cổ Loa. Các anh chị hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi tham quan thành, tới Đền Thượng, các thầy cô và học sinh trong đoàn làm lễ dâng hương để tưởng nhớ tới những con người đã có công dựng, giữ nước, những người đã giúp cho chúng ta có được cuộc sống bình yên như hôm nay. Chúng tôi còn tham quan cả am thờ Mị Châu và chùa Cổ Loa. Bầu không khí trong lành và tươi mát nơi đây khiến cho chúng tôi vô cùng hưng phấn và háo hức muốn được tiếp tục cuộc hành trình. 9h30 xe chuyển bánh đến địa điểm tiếp theo - Làng gốm sứ Bát Tràng.
Thầy và trò làm lễ dâng hương tại đền thờ vua An Dương Vương
Các bạn có tò mò muốn biết làng gốm này bắt nguồn từ đâu không? Thời xưa khi kinh đô nước Đại Việt ta còn đóng đô trong Ninh Bình thì gốm sứ đã là một trong những chất liệu thịnh hành được dùng để làm đồ trang trí trong hoàng cung. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô ra Thăng Long thì làng gốm duy nhất tại Ninh Bình cũng theo chân để có thể làm những món đồ đẹp nhất dâng lên nhà vua. Rồi họ đã dừng lại và dựng nên một ngôi làng nhỏ trên sông Hồng. Đó chính là làng gốm Bát Tràng ngày nay. Sau khi nghe giới thiệu về lịch sử làng nghề, quy trình làm gốm, các loại sản phẩm cơ bản của nghề gốm chúng tôi theo chân bác hướng dẫn viên của xưởng gốm Phước Duyên đi tham quan xưởng làm gốm và quy trình làm nên một sản phẩm gốm sứ hoàn hảo. Men theo con đường làng nhỏ bé, chúng tôi tới một dãy xưởng với những công đoạn làm gốm khác nhau. Từ nhào nặn đến trạm trổ, từ vẽ vuốt đến tráng men, tất cả đều được người thợ làm một các chuyên nghiệp, thành thạo nhưng lại vô cùng tỉ mỉ và công phu. Có lẽ đến với làng gốm này, các bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi thấy những nắm than được nắm lại và đắp lên tường của lò nung gốm. Các bạn có biết tại sao phải làm như thế không? Họ làm vậy để than không bị ướt và có thể dễ dàng lấy ra nung hay sấy khô gốm khi cần.
Các em học sinh nghe giới thiệu lịch sử hình thành làng gốm Bát Tràng
Kết thúc một buổi sáng di chuyển liên tục trên đường nhưng đầy ý nghĩa, chúng tôi được nghỉ ngơi, ăn trưa. 1h30 chiều chúng tôi lại tiếp tục những trải nghiệm mới mẻ. Chúng tôi được hướng dẫn các bước cơ bản để tạo nên một sản phẩm bằng đất sét, được tô tượng, được vẽ trang trí lên những chiếc cốc rồi đưa chúng vào lò nung, hồi hộp chờ đợi thành quả của mình. Các anh chị hướng dẫn viên đã bày trò chơi cho chúng tôi tham gia, thật vui vẻ và náo nhiệt. Rồi chúng tôi theo thầy cô ra chợ gốm, mua những sản phẩm về làm quà cho gia đình.
Buổi dã ngoại khép lại với những niềm vui và sự luyến tiếc, đoàn xe lăn bánh về trường. Có lẽ mọi người cũng đã thấm mệt nên đều ngủ say. Về đến trường, chúng tôi tạm biệt nhau và trở về nhà. Buổi dã ngoại ngày hôm nay đã góp thêm những thông tin bổ ích vào kho tàng kiến thức của chúng tôi. Có lẽ tôi sẽ không thể quên được ngày hôm nay. Cảm ơn nhà trường đã tổ chức chuyến dã ngoại này để chúng em có thêm những hành trang trong cuộc sống!
Dưới đây là một số hình ảnh từ chuyến đi :
Tham quan các xưởng gốm trong làng Bát Tràng
Học cách làm một người thợ gốm
Tham gia các trò chơi tập thể vui nhộn
Học sinh lớp 10B: Trần Anh Hoa
Ban Truyền thông
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC:
- Hơn 60 học sinh được vinh danh tại lễ bế giảng năm học 2023 - 2024
- THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẠM LÀM VIỆC NGÀY 9/3/2024
- Quy trình chuyển trường năm học 2023 - 2024
- Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu đạt giải Nhì trong Ngày Hội Công nghệ thông tin cụm quận Hoàn Kiếm - Hai Bà Trưng năm học 2023 - 2024
- Tập huấn sử dụng Microsoft OneDrive trong lưu trữ hồ sơ cho giáo viên
- Hội nghị tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma túy năm học 2023-2024
- Hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm học 2023-2024
- Tuyên truyền pháp luật phòng chống ma túy trên địa bàn quận Hai Bà Trưng
Tin nổi bật
Hợp tác, trao đổi giáo dục quốc tế cùng Trường Đại học Regina, Canada
Tuần qua, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu vinh dự tiếp đón đoàn đại biểu đến từ Trường Đại học Regina, Canada trong...
Thông báo kế hoạch nghỉ ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu thông báo tới Quý phụ huynh, học sinh kế hoạch...
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/2024
Năm 2024 đánh dấu mốc son quan trọng cho Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ...
138 triệu đồng cùng Tạ Quang Bửu chung tay ủng hộ đồng bào chịu bão lũ
Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu trực tiếp trao gửi 138 triệu đồng qua Ủy ban MTTQ Việt Nam tới bà con vùng lũ.
Tạ Quang Bửu trở thành Microsoft Showcase School năm thứ ba liên tiếp!
Năm học 2024-2025, Trường THCS và THPT Tạ Quang Bửu tiếp tục được công nhận là Microsoft Showcase School với nhiều...